(Chinhphu.vn) - Kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo qua 4.000 năm lịch sử đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 10 di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh.
Trình diễn Nhã nhạc cung đình Huế.
1. Nhã nhạc cung đình Huế
Lần đầu tiên (tháng 11/2003), một loại hình văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đó là Nhã nhạc cung đình Huế. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên.
2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên...)
Dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa.
3. Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30/9/2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
4. Ca trù
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Lễ tế ngựa Gióng của nhân dân.
5. Hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trình diễn Hát Xoan.
6. Hát Xoan
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa... Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tháng 12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đánh giá, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Đàn ca tài tử Nam Bộ.
8. Đàn ca tài tử Nam Bộ
Tháng 12/2013, tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku (Azecbaijan), Di sản Đàn ca tài tử Nam Bộ đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dân ca ví, giặm là phương tiện làm vơi bớt nỗi mệt nhọc, phương tiện vui chơi giải trí, nơi thổ lộ tâm tình của người dân xứ Nghệ.
9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày 27/11/2014 tại Paris, Pháp. Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Ví, Giặm được thực hành trong lao động và đời sống thường nhật: Lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc quay tơ, dệt vải, đi củi, trèo non. Dân ca Ví, Giặm không chỉ chiếm vị trí quan trong trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh mà còn là phương tiện nghệ thuật đặc trưng xứ Nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng.
Trò chơi kéo co.
10. Nghi lễ kéo co
Tháng 12/2015, Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 10 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
Theo Chinhphu.vn
- Trình diễn đúc cồng chiêng nhân dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 (25/01/2019, 15:46)
- Khám phá “Không gian Di sản Văn hóa Đắk Lắk” tại Thủ đô (21/11/2018, 08:02)
- Bế mạc Hội thi tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên mở rộng năm 2017. (13/03/2017, 14:06)
- Phục dựng lễ cúng nhà rông mới của người Bahnar. (13/03/2017, 08:48)
- Tái hiện nghi lễ truyền thống của đồng bào 3 tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông (13/03/2017, 07:55)
- Đặc sắc Lễ hội cầu mưa và kết nghĩa anh em của đồng bào Êđê. (12/03/2017, 14:13)
- Khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên mở rộng năm 2017 (10/03/2017, 18:24)
- 71 nghệ nhân tham gia Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên năm 2017 (03/03/2017, 10:41)
- Huy động khán giả tham gia Chương trình Đêm hội Diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên (28/02/2017, 10:26)
- Du khách được giao lưu cùng các nghệ sĩ quốc tế tại Lễ hội (22/02/2017, 08:25)
- Yếu tố mới trong Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 (18/02/2017, 13:59)
- Trailer Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Trailer giới thiệu Lễ hội Cà Phê BMT lần thứ 9 năm 2025
- Trailer giới thiệu Cuộc thi Sáng tạo nội dung số 2025
- Tinh hoa từ đại ngàn
- Hội nghị Kết nối giao thương Quốc tế năm 2023 diễn ra thành công tốt đẹp
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8: Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê thu hút khách tham quan
- Cà phê 15 - Vì cuộc sống cộng đồng
- (Video) Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Kể chuyện về cà phê bằng vũ điệu, âm nhạc
- (Video) Lễ hội đường phố: Rực rỡ sắc màu, thăng hoa cảm xúc
- Tọa đàm trao đổi: Đổi mới hoạt động truyền thông lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Các quán cà phê sẵn sàng tham gia chương trình cà phê miễn phí
- Quê Nhà – Hometown - Giải nhất
- Vị đắng hoàn hảo - Giải nhì
- Hơi thở cà phê Ban Mê - Giải ba
- Câu chuyện cà phê Buôn Tôi - Giải khuyên khích
- Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột - Giải khuyến khích
- Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới - Giải khuyến khích
- Từ nông trại đến ly cà phê - Giải khán giả bình chọn
- Trao giải cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi Video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột Lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2022
- Văn hóa cà phê bùng nổ ở châu Á
- Tăng cường tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
- Đắk Lắk: Phát động Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột.
- Video clip quảng bá chương trình bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
- Bảo tàng Thế Giới Cà Phê
- Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- Nét mới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7
- Vòng Chung kết Cuộc thi đặc sản cà phê
- Những điểm nhấn của Lễ hội cà phê BMT lần thứ 6 - năm 2017
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 - năm 2019, sẽ diễn ra từ 09/3-16/3/2019,
- Đắk Lắk. Vùng đất của những huyền thoại
Hôm nay: 4736
Tất cả: 11384630