Tiếp nối cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2023 – Vietnam Amazing Cup 2023, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cùng với một số đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện “Quảng bá và kết nối cà phê đặc sản Việt Nam” tại thành phố Đà Nẵng. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 29/7/2023 (thứ bảy) tại Login Coffee - 120A Nguyễn Văn Thoại, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Ngày 22/6, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, sự kiện quảng bá và kết nối cà phê đặc sản Việt Nam tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 01-2 /7/2023.
Sáng 15/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tổ chức Hội thảo “Xây dựng đề án phát triển cây công nghiệp đến năm 2030”.
Ngày 14/06, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội nghị triển khai chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2023-2025.
Sau 30 năm có mặt trên thị trường, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê và hồ tiêu tại Việt Nam và khẳng định được uy tín, thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Simexco - doanh nghiệp cà phê lớn nhất Tây Nguyên đã có những chia sẻ về câu chuyện cùng Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến cà phê thế giới".
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Điều này thể hiện trách nhiệm của EU đối với vấn đề môi trường toàn cầu.
Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, giải pháp xây dựng Sở giao dịch cà phê, nông sản tại Đắk Lắk để tăng cường tiêu thụ sản phẩm cà phê đã được tính đến.
Ngành hàng cà phê tập trung ưu tiên tái canh và phát triển cà phê đặc sản để đạt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 107.000 ha cà phê tái canh, 11.500 ha cà phê đặc sản với sản lượng 5.000 tấn.
Cây cà phê ở Đắk Lắk hiện nay được trồng chủ yếu ở vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột với diện tích 213 nghìn ha, lớn nhất cả nước (chiếm trên 30% diện tích cả nước), năng suất bình quân đạt trên 27 tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 530 nghìn – 540 nghìn tấn cà phê nhân. Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk, là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội, với giá trị xuất khẩu gần 900 triệu USD/năm, chiếm khoảng 55% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.