Nhiều thập kỷ qua, cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiến lược của Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc định vị cho loại cây trồng này trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh luôn được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.
Tối 16/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 đã chính thức bế mạc.
Với mong muốn định vị Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, người sản xuất cà phê đang tập trung nâng cao giá trị thông qua việc phát triển cà phê đặc sản.
Khát vọng vươn tới cà phê thế giới đòi hỏi phải có những quy chuẩn về khâu nguyên liệu, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch... Việc làm thế nào để nâng chất cho sản phẩm Cà phê Buôn Ma Thuột đang là trăn trở của các nhà khoa học, doanh nghiệp, người có liên quan trong lĩnh vực này.
Với sự nỗ lực của Agribank, cùng sự vào cuộc tích cực của hộ sản xuất, doanh nghiệp trồng cà phê và chính quyền địa phương, chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là ở khu vực hộ gia đình, cá nhân - nơi chiếm gần 70% diện tích cà phê toàn tỉnh.
Chiều 10-3, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đến thăm Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột và Bảo tàng tỉnh.
Ngày 10/3/2019, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Khai mạc Triển lãm sinh vật cảnh tỉnh Đắk Lắk năm 2019. Đây là một trong số chuỗi sự kiện của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019. Đến tham dự và phát biểu tại buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng.
Chiều 9/3, Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 đã tổ chức Lễ trao giải Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2019. Ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2019 tham dự buổi lễ.
Theo Sở Công thương, toàn tỉnh hiện có 301 cơ sở chế biến cà phê. Trong đó có 204 cơ sở chế biến cà phê bột; 95 cơ sở chế biến cà phê nhân và 2 cơ sở chế biến cà phê hòa tan (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái và Công ty TNHH Cà phê Ngon).
Cà phê chồn có thể được tạo ra từ phân chồn nuôi và phân chồn tự nhiên. Tuy nhiên, phân chồn tự nhiên rất hiếm, loại đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng lại càng hiếm nên hiện nay cà phê chồn được sản xuất ra chủ yếu là từ phân chồn nuôi. Thay vì nuôi nhốt thì các trang trại nuôi chồn thu cà phê chồn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nuôi thả chồn trong khu đất đủ rộng có tường rào bao quanh, bên trong trồng nhiều cây cối để tạo môi trường giống trong tự nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe cho chúng.