Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Simexco - doanh nghiệp cà phê lớn nhất Tây Nguyên đã có những chia sẻ về câu chuyện cùng Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến cà phê thế giới".
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk – Simexco đã có những chia sẻ về câu chuyện cùng Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến cà phê thế giới".
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk - Simexco sở hữu nhà máy sản xuất cà phê công nghệ hiện đại với sản lượng lên đến 500 tấn/ngày, xuất khẩu đến hơn 75 quốc gia, đã hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ nông trại đến người tiêu dùng với 40.000 nông hộ trồng cà phê.
Simexco hiện được đánh giá là "cánh chim đầu đàn" phát triển ngành cà phê nói riêng và kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Simexco tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
Thưa ông, tại Lễ hội Cà Phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Simexco mang đến những chương trình gì?
- Năm nay, Simexco sẽ tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá cà phê đặc sản và cà phê chất lượng cao Simexco – Simexco Coffee Tour nhằm lan tỏa và quảng bá cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao. Đồng thời, chuỗi sự kiện Simexco có sự tham gia của hơn 700 nông dân sản xuất cà phê đến từ 8 huyện trồng cà phê trọng điểm của tỉnh, với mong muốn người dân và du khách đến với Lễ hội Cà Phê có thêm địa điểm trải nghiệm văn hóa cà phê, khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam – điểm đến của cà phê thế giới.
Ông Lê Đức Huy phát biểu tại Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Ông có thể chia sẻ thêm về Simexco Coffee Tour?
- Simexco Coffee Tour được tổ chức bằng xe lưu động và gian hàng di động tại đường Phan Đình Giót với 8 hoạt động chính, bao gồm: Xe phục vụ cà phê truyền thống miễn phí, xe trưng bày và giới thiệu cà phê đặc sản, các sản phẩm đặc sản Đắk Lắk, Triển lãm tranh nghệ thuật “Lang thang Ban Mê”, Talkshow “Hành trình cà phê đặc sản từ nông dân đến cuộc thi Barista vô địch thế giới”, Talkshow “Nghề cà phê chuyên nghiệp và hoài bão lớn của người làm cà phê”, Chương trình âm nhạc đường phố, Biểu diễn pha chế cà phê truyền thống, cà phê đặc sản.
Tôi muốn một ngày không xa khi thế giới nghĩ về Cà phê Robusta sẽ nhớ đến Việt Nam và nghĩ đến Buôn Ma Thuột – Thành phố Cà phê của thế giới! |
Simexco Coffee Tour được tổ chức bằng xe lưu động và gian hàng di động tại đường Phan Đình Giót, TP Buôn Ma Thuột.
Ông kì vọng điều gì ở Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm nay?
- Tôi cảm nhận được sự phấn khởi của những người con đại ngàn Tây Nguyên nói chung và người làm trong ngành cà phê nói riêng. Đắk Lắk không chỉ là nơi sở hữu nhiều loại cà phê ngon mà chính quyền địa phương còn có những cơ chế khuyến khích đầu tư mang tính đặc thù của một đô thị trung tâm Tây Nguyên, trong đó ưu tiên đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu về sản phẩm cà phê. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 10% và giảm 50% các loại thuế phí khác.
Ai đã từng đến với Buôn Ma Thuột cũng sẽ rất lưu luyến khí hậu, cảnh sắc, ẩm thực, văn hóa và con người nơi đây. Tôi tin chắc năm nay sẽ là một kì lễ hội thành công.
“Tôi được lớn lên từ hạt cà phê”
Ông có thể chia sẻ về hành trình “gắn bó” với cây cà phê của mình như thế nào?
- Sinh ra và lớn lên ở Đắk Lắk, tôi không nhớ mình đã gắn bó với hạt cà phê từ khi nào. Theo quan sát của tôi, hạt cà phê đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của Đắk Lắk. Như bao người con của Thủ phủ cà phê Tây Nguyên, tôi trưởng thành được như ngày hôm nay có lẽ, một phần cũng được hạt cà phê “nuôi dưỡng”.
Ông Lê Đức Huy chia sẻ: "Tôi trưởng thành được như ngày hôm nay có lẽ một phần cũng được hạt cà phê “nuôi dưỡng”.
Ông từng là du học sinh, có nhiều cơ hội làm việc trong các ngành nghề "hot", vậy vì sao ông lại chọn gắn bó với ngành cà phê?
- May mắn được học tập, được đào tạo bài bản tại một quốc gia phát triển, sau khi tốt nghiệp, tôi cũng từng làm rất nhiều nghề. Tuy nhiên, trở lại quê hương Đắk Lắk, nhận thấy cà phê có sản lượng lớn, chất lượng thơm ngon nhưng chưa phát triển bền vững, tôi muốn phần nào giúp đỡ ngành cà phê phát triển.
Trước là ổn định, sau là lớn mạnh hơn, kiểm soát rủi ro về giá tốt hơn và cuối cùng là mang lại sinh kế cho bà con nông dân cũng như sự bền vững trong chuỗi cung ứng. Hơn nữa, cà phê là mặt hàng quan trọng của tỉnh Đắk Lắk, của Việt Nam có tính giao thương quốc tế lớn. Đó là lí do tôi chọn ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng để “dấn thân”.
Ông Lê Đức Huy học được nhiều điều từ thế hệ cha anh đi trước về quá trình vận hành doanh nghiệp cà phê, làm sao để vượt qua những biến cố, rủi ro lớn nhỏ trong thị trường.
Được biết, gia đình ông có truyền thống trong lĩnh vực cà phê. Theo ông, đây có phải nền tảng khơi nguồn ngọn lửa tình yêu cà phê của mình hay không?
- Hoàn toàn chính xác. Tôi được tiếp xúc với cà phê từ khi còn nhỏ do gia đình chuyển lên Tây Nguyên lập nghiệp. Những thế hệ trước chọn cây cà phê để phát triển và đã góp phần đưa Việt Nam từ một đất nước ít cà phê, trở thành đất nước phát triển cà phê Robusta đứng số 1 thế giới và đứng số 2 thế giới về sản lượng.
Bên cạnh đó, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD. Thị trường cà phê còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, còn tôi được truyền cảm hứng và tình yêu với cây cà phê từ sự cố gắng, thành công của thế hệ trước.
Đối với ông, những thành quả của thế hệ đi trước đã bao giờ là áp lực mà ông phải vượt qua chưa? - Tôi học được nhiều điều từ thế hệ cha anh đi trước về quá trình vận hành doanh nghiệp cà phê, làm sao để vượt qua những |
Tôi may mắn trưởng thành nhanh hơn mọi người trong ngành cà phê từ những kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ đi trước. |
biến cố, rủi ro lớn nhỏ trong thị trường. Nhận thấy được trách nhiệm của bản thân với những thành quả đó, tôi mong muốn được mang tri thức mình tích lũy được, hệ thống lại ngành hàng của chúng ta chuyên nghiệp, ổn định, bền vững hơn.
Tôi nghĩ đó là sự may mắn bởi có lẽ, những kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ của thế hệ trước đã giúp tôi trưởng thành nhanh hơn mọi người trong ngành cà phê.
Từng là du học sinh ở Singapore nhưng ông Lê Đức Huy vẫn quyết tâm chọn ngành cà phê để “dấn thân”
Phát triển bền vững từ trang trại đến tay người tiêu dùng
Ông có thể chia sẻ một vài khó khăn trong hành trình bắt đầu gắn bó với sản xuất cà phê?
- Ban đầu tham gia vào ngành cà phê, chủ lực của tôi là tham gia bán hàng để xúc tiến giao thương cà phê Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy chúng ta chưa đảm bảo được chất lượng cà phê đối với người mua và liên kết với người nông dân còn lỏng lẻo. Vậy nên đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cà phê là bài toán khó vì ngành cà phê ở thời điểm đó rất phân tán, quy mô sản xuất nhỏ, lượng xuất khẩu gần như không kiểm soát được.
Vậy giải pháp cho những khó khăn đó là gì?
- Để khắc phục khó khăn, chúng tôi quyết định thay đổi cách bán hàng, từ chỗ chỉ tiếp cận người mua sang tiếp cận thêm người sản xuất, đồng hành cùng người nông dân để phát triển hệ thống sản xuất bền vững từ năm 2008 – 2009 với mục tiêu “Cùng nông dân phát triển”, tạo ra giá trị công bằng cho cả doanh nghiệp và tất cả đối tác liên quan, đem lại chuỗi giá trị liên kết: Kinh tế - Môi trường – Xã hội.
Simexco đã kết nối sản xuất với 40.000 nông hộ và 48.000ha cà phê tại Tây Nguyên, đáp ứng tiêu chí bền vững, canh tác xanh, truy xuất nguồn gốc, dữ liệu lớn.
Được xem là “anh cả” của làng cà phê Tây Nguyên, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam, Simexco đã đưa cà phê Việt Nam đến bao nhiêu quốc gia?
- Thành lập năm 1993, Simexco tự hào vì trong quá trình phát triển đã xây dựng được một mạng lưới thu mua trực tiếp từ các nông trại, kiểm soát chất lượng tại những vùng trồng cà phê trọng điểm, đầu tư xây dựng được các nhà máy chế biến cà phê hiện đại.
Đến nay, Simexco đã kết nối sản xuất với 40.000 nông hộ trên diện tích 48.000ha cà phê tại khu vực Tây Nguyên, qua đó đáp ứng tiêu chí bền vững, canh tác xanh, truy xuất được nguồn gốc, dữ liệu lớn. Bên cạnh đó, một số vùng trồng cà phê của công ty đã giảm 60% khí thải, tiến tới cân bằng. Trung bình mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của Simexco đạt 120.000 - 130.000 tấn, xuất khẩu tới hơn 75 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Simexco khẳng định chất lượng cà phê của Việt Nam là ổn định và ngon nhất thế giới.
Năm 2021, nhiều doanh nghiệp “oằn mình” chống dịch Covid-19, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản nhưng Simexco đã xuất khẩu thành công container cà phê đặc sản gần 20 tấn có giá trị khoảng 100.000 USD. Ông có thể chia sẻ lại cảm xúc của mình ở thời điểm đó?
- Trong bối cảnh dịch Covid-19 lúc bấy giờ, việc xuất khẩu được lô hàng lớn thực sự có ý nghĩa lớn đối với cá nhân doanh nghiệp và địa phương. Không giấu mọi người, chúng tôi rất hạnh phúc và tự hào khi được trực tiếp là cầu nối cho những sản phẩm của người nông dân.
Lô hàng xuất khẩu thành công là thành quả xứng đáng cho sự chắt chiu, kì công chăm sóc từng hạt cà phê của người sản xuất. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, sự kiện này còn mang giá trị tinh thần, chứng minh rằng cà phê Robusta của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của thế giới.
Ông Lê Đức Huy nhận giải thưởng tại lễ tôn vinh doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022.
Trong tương lai, ông có kế hoạch gì đối với Simexco cũng như cà phê Đắk Lắk?
- Với sứ mệnh là công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam, cà phê Đắk Lắk, tôi mong rằng giá trị của ngành cà phê Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều lần. Hiện nay, giá trị cà phê Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Hy vọng một ngày không xa sẽ chạm đến con số 10 tỷ USD.
Để đạt được điều đó quả thật không dễ dàng nhưng việc thiết yếu là đẩy mạnh quá trình chế biến sâu. Việt Nam hiện nay đã có chất lượng cà phê ngon. Bước tiếp theo của lộ trình là phát triển thương hiệu, tạo đòn bẩy, nâng cao giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam ổn định đi xa hơn, tới tay người tiêu dùng trên khắp thế giới với thông điệp “Cà phê Việt Nam - Cà phê ngon nhất thế giới”
“Đi sẽ đến, làm sẽ thành”. Tôi tin rằng một ngày không xa, menu của quán cà phê toàn thế giới sẽ có “cà phê phin Vietnam”, “cà phê sữa đá”... |
Ông có muốn nhắn gửi thông điệp đến với các nhà đầu tư không?
- Tôi muốn gửi thông điệp đến mọi người hãy tự tin đến với ngành cà phê, tự tin đầu tư chế biến sâu sản phẩm cà phê. Bởi đó là ngành tạo giá trị rất lớn, giúp đất nước Việt Nam trở nên phồn vinh, thịnh vượng.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ được diễn ra từ ngày 10 - 14/3 với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 diễn ra từ ngày 10 - 14/3 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội cà phê lần này có 18 hoạt động chính cùng các hoạt động hưởng ứng lễ hội của các địa phương. Trong đó, các hoạt động, hình thức quảng bá được thể hiện theo xu hướng hội nhập quốc tế với phong cách hiện đại làm nổi bật chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”. |
Theo: danviet.vn
- Họp Tiểu ban Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (20/01/2025, 13:56)
- Sổ tay hành trình Du lịch Đắk Lắk phục vụ Lễ hội Cà phê (17/01/2025, 08:17)
- UBND tỉnh triển khai công tác vận động tài trợ cho Lễ hội (16/01/2025, 07:02)
- Ban Tổ chức gửi thư mời 2 hoa hậu làm Đại sứ truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (12/01/2025, 14:29)
- Chính thức thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê (08/01/2025, 21:40)
- Đắk Lắk ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta (07/01/2025, 21:54)
- Thành lập Tổ giúp việc Tiểu ban Tài chính và vận động tài trợ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (07/01/2025, 16:35)
- Xét chọn doanh nghiệp thực hiện truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (07/01/2025, 16:32)
- Tham mưu thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê (06/01/2025, 20:52)
- Mời 2 hoa hậu làm Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (02/01/2025, 18:37)
- Chính thức có Người phát ngôn Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (31/12/2024, 15:49)
- Tinh hoa từ đại ngàn
- Hội nghị Kết nối giao thương Quốc tế năm 2023 diễn ra thành công tốt đẹp
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8: Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê thu hút khách tham quan
- Cà phê 15 - Vì cuộc sống cộng đồng
- (Video) Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Kể chuyện về cà phê bằng vũ điệu, âm nhạc
- (Video) Lễ hội đường phố: Rực rỡ sắc màu, thăng hoa cảm xúc
- Tọa đàm trao đổi: Đổi mới hoạt động truyền thông lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Các quán cà phê sẵn sàng tham gia chương trình cà phê miễn phí
- Quê Nhà – Hometown - Giải nhất
- Vị đắng hoàn hảo - Giải nhì
- Hơi thở cà phê Ban Mê - Giải ba
- Câu chuyện cà phê Buôn Tôi - Giải khuyên khích
- Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột - Giải khuyến khích
- Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới - Giải khuyến khích
- Từ nông trại đến ly cà phê - Giải khán giả bình chọn
- Trao giải cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi Video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột Lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2022
- Văn hóa cà phê bùng nổ ở châu Á
- Tăng cường tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
- Đắk Lắk: Phát động Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột.
- Video clip quảng bá chương trình bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
- Bảo tàng Thế Giới Cà Phê
- Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- Nét mới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7
- Vòng Chung kết Cuộc thi đặc sản cà phê
- Những điểm nhấn của Lễ hội cà phê BMT lần thứ 6 - năm 2017
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 - năm 2019, sẽ diễn ra từ 09/3-16/3/2019,
- Đắk Lắk. Vùng đất của những huyền thoại
Hôm nay: 2705
Tất cả: 11244744