Tập trung tái canh phát triển cà phê đặc sản Việt Nam (20/03/2023, 07:04)

Ngành hàng cà phê tập trung ưu tiên tái canh và phát triển cà phê đặc sản để đạt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 107.000 ha cà phê tái canh, 11.500 ha cà phê đặc sản với sản lượng 5.000 tấn.

“Năm 2023, ưu tiên thực hiện chương trình tái canh cà phê và phát triển cà phê đặc sản”, đây là nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra tại hội nghị Ban Điều phối ngành hàng cà phê thường niên năm 2022 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT tổ chức hôm nay (26/10), tại tỉnh Đắk Lắk.

Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (gọi tắt là VCCB) được thành lập tháng 7/2013, với mục tiêu hỗ trợ Bộ NN&PTNT thúc đẩy phát triển ngành hàng cà phê theo hướng bền vững, kết nối các nguồn lực, nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tái canh cà phê bằng phương pháp ghép chồi ở Đắk Lắk.

Sau gần 10 năm hoạt động, VCCB góp phần thúc đẩy cải tạo vườn cà phê già cỗi năng suất kém, thông qua đề án tái canh cà phê, thực hành nông nghiệp bền vững qua chương trình cà phê cảnh quan, nâng cao giá trị cà phê qua đề án cà phê đặc sản… Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ, đóng góp các sáng kiến trong phát triển cà phê Việt Nam bền vững thời gian tới.

Ông Đỗ Thành Chung, Giám đốc dự án sáng kiến sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm trong ngành hàng cà phê Việt Nam - thuộc tổ chức diễn đàn cà phê toàn cầu, cho rằng, nhiều nhà vườn ở một số địa phương cứ tin là bón nhiều phân bón sẽ nâng sản lượng cà phê nhưng không phải vậy. Giống cà phê mới là quan trọng, phải dần chuyển sang giống tốt hơn, có chon lọc hơn.

“Nếu cần thiết nên giảm diện tích xuống khoảng 500.000 ha tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nhất để phát triển và phê Robusta. Đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần được coi trọng, khi Việt Nam nổi tiếng với cà phê năng suất chất lượng cao, nhưng bên cạnh đó cũng bị mang tiếng bởi sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật và phân bón”, ông Chung chỉ rõ.

Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam đã thông qua chương trình hoạt động năm 2023, tập trung ưu tiên tái canh cà phê và phát triển cà phê đặc sản để đạt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 107.000 ha cà phê tái canh, 11.500 ha cà phê đặc sản với sản lượng 5.000 tấn.

Để đạt được mục tiêu này, ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Chánh Văn phòng Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam nhấn mạnh: “Hiện nay Việt Nam đã có chương trình tái canh cà phê, có sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan. Đặc biệt, Việt Nam đã xây dựng đề án cà phê đặc sản nên các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã sẽ phát triển và đẩy mạnh sản xuất cũng như chế biến tiêu thụ cà phê đặc sản, gắn với chương trình OCOP để nâng cao giá trị gia tăng đối với cà phê trong thời gian tới”./.

Theo: vov.vn

Các tin khác

VIDEO HƯỚNG DẪN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
Loading the player...
Thống kê truy cập

Hôm nay: 2885

Tất cả: 11143755

Bản quyền thuộc: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk

Trưởng Ban biên tập: Ông Trương Hoài Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk.

Địa chỉ : 08 Lý Thái Tổ - TP. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk

Email: anhth@tttt.daklak.gov.vn

Trang thông tin được thiết kế bởi Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk - Website:http://iocdaklak.vn