Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta, chúng tiếp tục sử dụng Nhà đày Buôn Ma Thuột để phục vụ cho cuộc xâm lược. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp. Mỹ nhảy vào thế chân Pháp âm mưu thôn tính nước ta và Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được Mỹ - Ngụy sử dụng.
Nhà đày Buôn Ma Thuột xây dựng trên diện tích gần 2 ha, với 4 bức tường bao quanh cao 4m dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân, bên cạnh cổng chính ở phía Nam là dãy xà lim giam giữ tù chính trị. Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn.
Nhà đày Buôn Ma Thuột giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước, nhưng đây cũng là nơi rèn luyện cho biết bao thế hệ cách mạng. Nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội như các đồng chí: Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…
Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đắk Lắk. Tại nhà đày, vào cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên là “lực lượng trung kiên” được thành lập. Đây thực chất là một chi bộ Cộng sản trong Nhà đày. Tiêu chuẩn cơ bản số 1 của tổ chức là phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng Cộng sản, tự nguyện suốt đời hy sinh cho Chủ nghĩa Cộng sản. Đường lối, chủ trương của Đảng được quán triệt, truyền bá, lan tỏa đến nhiều nơi khác trong tỉnh, là tiền đề cho những thắng lợi về sau.
Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo, dã man của kẻ thù là tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên trung của những người tù cộng sản. Những năm tháng đấu tranh oanh liệt tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã viết thành một bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.
Theo số liệu từ Phòng trưng bày di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, tổng số tù bị đày đến đây, qua các phong trào: 1929; 1930; 1939; 1940-1945 có 3.855 đồng chí gồm đại bộ phận là đảng viên cộng sản, trong đó có những ủy viên Trung ương, xứ ủy, huyện ủy và chi ủy. Tại nhà tù này, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Điều này càng khẳng định chính sách dã man của kẻ thù, chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho con người cách mạng càng cứng rắn, mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua…
Ngày 12/3/1984, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã cấp Bằng công nhận Nhà đày Buôn Ma Thuột là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Từ ngày được công nhận đến nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được trùng tu nâng cấp, sửa chữa lại nhiều lần theo nguyên dạng.
Hiện nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột thường xuyên mở cửa đón khách tham quan các cụm trưng bày hình ảnh, hiện vật nhằm phần nào tái hiện một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt, hào hùng của những chiến sĩ cách mạng ở nơi đây.
Bài, ảnh: Bá Thăng
![]() |
Tái hiện hình ảnh tra tấn tù nhân trong Nhà đày Buôn Ma Thuột |
Nhà đày Buôn Ma Thuột xây dựng trên diện tích gần 2 ha, với 4 bức tường bao quanh cao 4m dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân, bên cạnh cổng chính ở phía Nam là dãy xà lim giam giữ tù chính trị. Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta, chúng tiếp tục sử dụng Nhà đày Buôn Ma Thuột để phục vụ cho cuộc xâm lược. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp. Mỹ nhảy vào thế chân Pháp âm mưu thôn tính nước ta và Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được Mỹ - Ngụy sử dụng.
Nhà đày Buôn Ma Thuột giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước, nhưng đây cũng là nơi rèn luyện cho biết bao thế hệ cách mạng. Nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội như các đồng chí: Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…
Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đắk Lắk. Tại nhà đày, vào cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên là “lực lượng trung kiên” được thành lập. Đây thực chất là một chi bộ Cộng sản trong Nhà đày. Tiêu chuẩn cơ bản số 1 của tổ chức là phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng Cộng sản, tự nguyện suốt đời hy sinh cho Chủ nghĩa Cộng sản. Đường lối, chủ trương của Đảng được quán triệt, truyền bá, lan tỏa đến nhiều nơi khác trong tỉnh, là tiền đề cho những thắng lợi về sau.
Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo, dã man của kẻ thù là tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên trung của những người tù cộng sản. Những năm tháng đấu tranh oanh liệt tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã viết thành một bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.
Theo số liệu từ Phòng trưng bày di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, tổng số tù bị đày đến đây, qua các phong trào: 1929; 1930; 1939; 1940-1945 có 3.855 đồng chí gồm đại bộ phận là đảng viên cộng sản, trong đó có những ủy viên Trung ương, xứ ủy, huyện ủy và chi ủy. Tại nhà tù này, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Điều này càng khẳng định chính sách dã man của kẻ thù, chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho con người cách mạng càng cứng rắn, mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua…
Ngày 12/3/1984, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã cấp Bằng công nhận Nhà đày Buôn Ma Thuột là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Từ ngày được công nhận đến nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được trùng tu nâng cấp, sửa chữa lại nhiều lần theo nguyên dạng.
Hiện nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột thường xuyên mở cửa đón khách tham quan các cụm trưng bày hình ảnh, hiện vật nhằm phần nào tái hiện một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt, hào hùng của những chiến sĩ cách mạng ở nơi đây.
Bài, ảnh: Bá Thăng
- Hàng chục nghìn ly cà-phê miễn phí tại Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (23/02/2025, 19:57)
- Cao nguyên gọi gió và lửa: giới thiệu văn hóa Tây Nguyên giữa lòng TP Hồ Chí Minh (23/02/2025, 19:32)
- Sẽ có chương trình đặc biệt trong Lễ hội cà phê ở Đắk Lắk (22/02/2025, 22:30)
- Tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (22/02/2025, 22:26)
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 có nhiều hoạt động hấp dẫn (22/02/2025, 22:15)
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng vị thế ngành cà phê Việt Nam (22/02/2025, 22:08)
- Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm "Thành phố cà phê thế giới" (22/02/2025, 22:04)
- Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, đặc sắc đậm đà bản sắc Tây Nguyên (22/02/2025, 21:47)
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng cao vị thế ngành hàng cà phê Việt Nam (21/02/2025, 18:03)
- 36 thí sinh đăng kí dự Cuộc thi Rang cà phê Việt Nam năm 2025 (18/02/2025, 21:54)
- Doanh nghiệp đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (18/02/2025, 21:47)
- Trailer Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Trailer giới thiệu Lễ hội Cà Phê BMT lần thứ 9 năm 2025
- Trailer giới thiệu Cuộc thi Sáng tạo nội dung số 2025
- Tinh hoa từ đại ngàn
- Hội nghị Kết nối giao thương Quốc tế năm 2023 diễn ra thành công tốt đẹp
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8: Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê thu hút khách tham quan
- Cà phê 15 - Vì cuộc sống cộng đồng
- (Video) Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Kể chuyện về cà phê bằng vũ điệu, âm nhạc
- (Video) Lễ hội đường phố: Rực rỡ sắc màu, thăng hoa cảm xúc
- Tọa đàm trao đổi: Đổi mới hoạt động truyền thông lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Các quán cà phê sẵn sàng tham gia chương trình cà phê miễn phí
- Quê Nhà – Hometown - Giải nhất
- Vị đắng hoàn hảo - Giải nhì
- Hơi thở cà phê Ban Mê - Giải ba
- Câu chuyện cà phê Buôn Tôi - Giải khuyên khích
- Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột - Giải khuyến khích
- Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới - Giải khuyến khích
- Từ nông trại đến ly cà phê - Giải khán giả bình chọn
- Trao giải cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi Video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột
- Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột Lần thứ 8 năm 2023
- Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2022
- Văn hóa cà phê bùng nổ ở châu Á
- Tăng cường tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
- Đắk Lắk: Phát động Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột.
- Video clip quảng bá chương trình bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
- Bảo tàng Thế Giới Cà Phê
- Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- Nét mới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7
- Vòng Chung kết Cuộc thi đặc sản cà phê
- Những điểm nhấn của Lễ hội cà phê BMT lần thứ 6 - năm 2017
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 - năm 2019, sẽ diễn ra từ 09/3-16/3/2019,
- Đắk Lắk. Vùng đất của những huyền thoại
Hôm nay: 5156
Tất cả: 11385050