Hội thảo tham vấn về tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới ngành cà phê Việt Nam (27/10/2020, 09:31)

Chiều 23/10, tại TP.Buôn Ma Thuột, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với các bên liên quan tổ chức Hội thảo tham vấn về tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới ngành cà phê Việt Nam. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Sở, ngành, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo kết quả của IPSARD đưa ra tại Hội thảo, Viện đã tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (FTAs) mới (CPTPPP, EVFTA,RCEP) tới chuỗi giá trị và các tác nhân của ngành cà phê”. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích mức độ ảnh hưởng của 3 hiệp định tự do thế hệ mới tới ngành cà phê gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nhóm nghiên cứu đã điều tra thực địa tại doanh nghiệp, đại lý thu mua và nông dân trên địa bàn trọng điểm về cà phê để đánh giá về doanh thu, chi phí trồng cà phê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam…

Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng sẽ tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm như:  kinh nghiệm gia nhập WTO và kết quả phát triển ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam; thực trạng quan hệ thương mại cà phê Việt Nam và các đối tác trong các hiệp định tự do thương mại mới; Rà soát các cam kết liên quan đến ngành cà phê trong các hiệp định tự do thương mại mới.

Ông Nguyễn Thế Long – Viện IPSARD chia sẻ về kết quả nghiên cứu với báo chí

Các chuyên gia nhận định rằng, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đưa đến cả những cơ hội và thách thức cho ngành cà phê với những cam kết thường ở mức cao nhất so với cam kết trong WTO về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững (lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội, biến đổi khí hậu, sự tham gia của tổ chức dân sự, minh bạch và trách nhiệm giải trình), thương mại dịch vụ và đầu tư. ..

Do đó, chuyên gia khuyến nghị các địa phương có tiềm lực về xuất khẩu cà phê cần tính toán phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững, cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản. Phát triển công nghiệp chế biến cần thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài vào, hỗ trợ doanh nghiệp bản địa thông qua chương trình đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến cà phê. Thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước cần có chương trình truyền thông kích cầu cà phê, đào tạo nhân lực theo chuẩn SCA, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cà phê chất lượng cao, đặc sản.

Nguồn: daklak.gov.vn

VIDEO HƯỚNG DẪN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
Loading the player...
Thống kê truy cập

Hôm nay: 2808

Tất cả: 11244847

Bản quyền thuộc: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk

Trưởng Ban biên tập: Ông Trương Hoài Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk.

Địa chỉ : 08 Lý Thái Tổ - TP. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk

Email: anhth@tttt.daklak.gov.vn

Trang thông tin được thiết kế bởi Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk - Website:http://iocdaklak.vn