Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Indonesia với chủ đề “Batik và thổ cẩm Êđê” (21/12/2018, 16:19)

Ngày 21/12, tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, Tập đoàn Trung Nguyên Legend phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Indonesia tổ chức khai mạc Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Indonesia với chủ đề “Batik và thổ cẩm Êđê”.

Du khách thưởng lãm công đoạn đầu tiên chế biến sáp ong để vẽ trên vải

Chương trình có sự góp mặt của các nghệ nhân hàng đầu Indonesia trong lĩnh vực nghệ thuật Batik và các nghệ nhân dệt thổ cẩm Ê đê của tỉnh Đắk Lắk, các chuyên gia nghiên cứu văn hoá.  

Nghệ nhân của Indonêsia tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm của người Êđê

Tại đây, du khách đã được trải nghiệm, thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật trên vải và thông qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân mọi người sẽ cùng tham gia trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm cho riêng mình.

Nghệ nhân dệt thổ cẩm Ê đê thực hành trên vải Batik

Du khách trải nghiệm vẽ nghệ thuật trên vải Batik

Theo đại diện của Tập đoàn Trung Nguyên Legend,  đây là một trong những hoạt động định kỳ, thường xuyên của Bảo tàng Thế giới Cà phê nhằm thể hiện vai trò là một trung tâm giáo dục, đào tạo kiến thức nền tảng, nâng cao hiểu biết và tạo cảm hứng sáng tạo, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân thực hành công đoạn cuối cùng nhuộm vải Batik để làm quà cho du khách

Chương trình sẽ diễn ra trong 03 ngày từ 21-23/12/ 2018.

Batik được thế giới biết đến là một loại vải truyền thống được làm thủ công, những người thợ thường phủ sáp ong và nhuộm lên bề mặt các chất liệu như lụa, len, vải sợi bông. Nghệ thuật Batik đã xuất hiện từ hơn 2500 năm trước ở Viễn Đông, Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… Dù không phải là nơi sản sinh ra Batik nhưng Indonesia được coi là quốc gia của Batik, nơi mà nghệ thuật Batik đạt đến đỉnh cao.

Vải Batik được coi là một sản phẩm thương hiệu quốc gia Indonesia trên thế giới. Với người Indonesia, Batik không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một biểu tượng văn hoá của Indonesia với những nét độc đáo riêng. Batik không chỉ thể hiện sự tinh xảo, thủ công của người thợ mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc trong cuộc sống của con người. Ngày 2/10/2009, kỹ thuật nhuộm truyền thống Batik của Indonesia đã được UNESCO đưa vào danh sách đại diện Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Nguồn: daklak.gov.vn

VIDEO HƯỚNG DẪN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
Loading the player...
Thống kê truy cập

Hôm nay: 2300

Tất cả: 11244339

Bản quyền thuộc: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk

Trưởng Ban biên tập: Ông Trương Hoài Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk.

Địa chỉ : 08 Lý Thái Tổ - TP. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk

Email: anhth@tttt.daklak.gov.vn

Trang thông tin được thiết kế bởi Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk - Website:http://iocdaklak.vn